Nhựa tái chế là gì? Nhựa tái chế có an toàn không?

Bạn đang tìm hiểu nhựa tái chế là gì? Bạn không biết sử dụng nhựa tái chế có an toàn không? Cũng như các ký hiệu để có thể nhận biết loại nhựa này là gì?…Cùng Nguyễn Lộc Plastic đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn có thể quan tâm:

Nhựa nguyên sinh là gì? Nhựa nguyên sinh có tốt không?

Nhựa PE là gì? Nhựa PE có độc không và dùng để làm gì?

Nhựa Plastic là gì? Nhựa Plastic có độc không? Ứng dụng thực tế

 

Nhựa tái chế
Nhựa tái chế là gì?

Nhựa tái chế là gì?

Nhựa tái chế là loại nhựa được sản xuất từ nguyên liệu chính là những sản phẩm nhựa đã qua sử dụng và được thu gom lại. Sau khi thu gom về, những sản phẩm nhựa đã qua sử dụng sẽ được rửa sạch, phân loại, nung chảy, ép khuôn để tạo ra những sản phẩm nhựa mới.

Việc tái chế nhựa sẽ giúp giảm thiểu lượng lớn rác không phân hủy ra môi trường, giúp bảo vệ môi trường trước nguy cơ bị ô nhiễm. Tuy nhiên không phải loại nhựa nào cũng có thể tái chế, một số loại sẽ đòi hỏi quy trình tái chế phức tạp và tốn kém nhiều chi phí.

Nhựa tái chế là gì
Thông tin cơ bản của các loại nhựa tái chế

Lợi ích mà nhựa tái chế mang lại

Nhựa tái chế là gì thì chúng ta đã biết, vậy lợi ích của loại nhựa này ra sao? Sử dụng loại nhựa này là một trong những cách giúp bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm tài nguyên cũng như tiết kiệm chi phí so với việc sản xuất nhựa mới. Cụ thể:

  • Tái chế nhựa sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được một nguồn chi phí lớn cũng như nguyên liệu, năng lượng so với việc sản xuất nhựa mới. Từ đó giảm thiểu được hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển nguyên liệu…phục vụ quá trình sản xuất nhựa mới.
  • Tái chế nhựa sẽ giảm thiểu nguồn tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, cũng như tiết kiệm năng lượng. Từ đó giảm lượng khí thải ra môi trường. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, việc sử dụng nhựa tái chế đã hỗ trợ giảm đến 18 triệu tấn khí CO2 mỗi năm.
  • Một trong những lợi ích tuyệt vời khác khi chúng ta sử dụng vật dụng được làm từ loại nhựa này, chính là giảm thiểu lượng rác thải không qua xử lý ra môi trường. Bởi hiện tại rất nhiều bãi rác đang chồng chất nhau chưa thể xử lý. Thậm chí những phương pháp như chôn lấp vẫn tồn tại khiến cho môi trường sống của chúng ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Lợi ích của nhựa tái chế
Lợi ích của nhựa tái chế là gì?

Đặc điểm của nhựa tái chế

So với nhựa mới, nhựa tái chế có những đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay nhé:

1. Ưu điểm

Ưu điểm của loại nhựa này cũng chính là những lợi ích mà loại nhựa này mang lại, có thể kể đến như:

  • Tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng…so với việc khai thác các khoáng chất phục vụ cho quá trình sản xuất nhựa mới.
  • Giảm thiểu lượng rác thải không phân hủy ra môi trường.
  • Giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 
  • Chủ động trong việc sẵn nguồn nguyên liệu là đồ dùng bằng nhựa đã qua sử dụng, do đó quá trình sản xuất đồ dùng bằng nhựa tái chế sẽ diễn ra nhanh hơn, chủ động hơn so với việc sản xuất đồ dùng bằng nhựa nguyên sinh.
Ưu điểm của nhựa tái chế
Ưu điểm của nhựa tái chế có gì nổi bật?

2. Nhược điểm

Mặc dù mang đến nhiều lợi ích, thế nhưng nhựa tái chế cũng có một số nhược điểm nhất định như:

  • Quá trình tái chế có thể gây ô nhiễm môi trường, bởi trước khi đưa vào quy trình sản xuất, các vật dụng bằng nhựa đã qua sử dụng sẽ phải trải qua quá trình làm sạch và được xử lý trong các nhà máy riêng biệt. Điều này tiềm ẩn nguy cơ gia tăng ô nhiễm không khí, nước, đất..
  • Ngoài ra khi nhiều xe tải hoạt động phục vụ cho quá trình vận chuyển đồ dùng bằng nhựa đã qua sử dụng đến khu vực cần xử lý cũng sẽ thải ra môi trường lượng khí thải nhất định. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta.
  • Mặc dù so với sản xuất nhựa mới thì loại nhựa này được đánh giá là tiết kiệm nguồn nguyên liệu đầu vào hơn. Thế nhưng chi phí để xử lý nhựa tái chế, cũng như quy trình thực hiện cũng không hề đơn giản.
  • Không phải tất cả các mặt hàng được làm từ loại nhựa này đều đảm bảo an toàn. Chính vì vậy khi mua sản phẩm, vật dụng bằng nhựa được làm từ nhựa tái chế, các bạn cần tìm hiểu kỹ để tránh chọn phải sản phẩm không an toàn nhé.

Các ký hiệu nhận biết của nhựa tái chế

Nhựa tái chế là gì chúng ta không thể bỏ qua các ký hiệu để nhận biết từng loại. Bởi nhựa tái chế hiện nay được chia ra thành nhiều loại. Tương ứng với mỗi loại sẽ có những đặc điểm và ứng dụng riêng. Cụ thể như sau: 

1. Nhựa số 1 – PETE hoặc PET (Polyethylene Terephthalate)

Loại nhựa này thường được tái chế thành túi nilon, đồ nội thất, thảm, sợi, lông cừu cực, chai đựng nước, đồ uống thể thao và hộp đựng các loại gia vị như sốt salad, thạch, tương cà và mứt…

Đây là loại nhựa chỉ dùng một lần, chính vì vậy mà những chai lọ được làm từ loại nhựa này khi tái chế một lần thường được tái chế thành các sản phẩm thứ cấp mới như: vải, thảm hoặc gỗ nhựa….để hạn chế những tác hại không mong muốn do tái sử dụng gây ra.

Khi sử dụng những chai lọ được làm từ loại nhựa này, các bạn cần lưu ý không nên dùng để chứa nước nóng nhé.

Nhựa tái chế PETE PET
Nhựa tái chế PETE / PET

2. Nhựa số 2 – HDPE (Polyetylen mật độ cao)

Nhựa số 2 được coi là loại nhựa ít nguy hiểm và có nguy cơ tiết ra chất độc hại thấp, chính vì vậy mà nó thường được sử dụng phổ biến nhất. Loại nhựa này có độ cứng cao và không bị hư hỏng khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc nhiệt độ quá cao, hay đóng băng.

Chính vì vậy mà loại nhựa số 2 thường được dùng để làm bàn ăn ngoài trời, gỗ nhựa, ghế công việc, thùng rác, lót cho xe tải cũng như một số sản phẩm khác yêu cầu về khả năng chống chịu thời tiết ngoài trời. Những sản phẩm được làm từ nhựa HDPE có thể tái sử dụng hoặc tái chế giống như nhựa cứng để tạo ra một số sản phẩm như: bình sữa. chất tẩy rửa, đồ chơi trẻ em, túi nhựa…

Nhựa tái chế HDPE
Nhựa tái chế HDPE

3. Nhựa số 3 – Polyvinyl Clorua (PVC)

Là loại nhựa có hóa chất độc hại với hàm lượng clo cao lên đến 57%. Loại nhựa này có nguy cơ giải phóng chất độc hại như phthalate vào thực phẩm và đồ uống có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra quá trình sản xuất PVC sẽ phát thải dioxin có độc tính cao vào môi trường. 

Những đồ dùng chứa PVC khi bị đốt cháy thì dioxin được hình thành – Đây là chất gây ung thư ở người và chất có nguy cơ gây ô nhiễm khó phân hủy và nó được coi là chất độc hại nhất.

Nhựa tái chế PVC
Nhựa tái chế PVC

4. Nhựa số 4 – LDPE (Polyetylen mật độ thấp)

Đây là loại nhựa được làm từ dầu mỏ, có thể mờ hoặc đục. Loại nhựa này có độ dẻo, dai nhưng lại dễ vỡ và được coi là ít độc hại và tương đối an toàn khi sử dụng.

Tuy nhiên loại nhựa này không thường được tái chế và nó thường được dùng để tái chế sản xuất ra đồ dùng bằng gỗ nhựa, ván cảnh quan, lót thùng rác, gạch lát sàn. Những sản phẩm được làm từ loại nhựa này có thể tái sử dụng, nhưng không phải lúc nào cũng có thể tái chế.

Nhựa tái chế LDPE
Nhựa tái chế LDPE

5. Nhựa số 5: Polypropylene (PP)

Nhựa PP có độ cứng cao và khả năng chịu nhiệt tốt. Nó thường được dùng để sản xuất ra các vật dụng như hộp chứa thức ăn, hộp đựng thuốc, ống hút, nắp chai…Đây là loại nhựa tương đối an toàn và có mức độ ổn định cao.

Nhựa tái chế PP
Nhựa tái chế PP

6. Nhựa số 6 – PS (Polystyrene)

Nhựa PS có nguồn gốc từ dầu mỏ, nó có thể cứng hoặc có thể sử dụng làm xốp. Nó cũng dễ vỡ và dễ phân tán trong môi trường tự nhiên. Nhựa PS hiếm khi được tái chế.

Nhựa tái chế PS
Nhựa tái chế PS

7. Nhựa số 7 – Loại khác (BPA, Polycarbonate và LEXAN)

Nhựa số 7 thường được tìm thấy trong kính râm, vỏ máy tính, nylon hay các vật liệu chống đạn và nó cũng có thể được tái chế thành gỗ nhựa và một số sản phẩm khác…

Các loại nhựa tái chế khác
Các loại nhựa tái chế khác

Nhựa tái chế cần đạt những tiêu chuẩn gì?

Đối với nhựa tái chế cần phải đảm bảo một số tiêu chuẩn nhất định, trong đó có tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (GRS – Global Recycle Standard).

GRS là tiêu chuẩn được ban đầu được Control Union Certifications phát triển vào năm 2008 và quyền sở hữu đã được chuyển sang Textile Exchange vào ngày 1 tháng 1 năm 2011. Đây là tiêu chuẩn được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các công ty muốn xác minh thành phần tái chế của sản phẩm, cũng như được dùng để xác minh các hoạt động xã hội, môi trường và hóa chất có trách nhiệm trong sản xuất.

Các mục tiêu của tiêu chí này chính là xác định yêu cầu để đảm bảo tuyên bố thành phần chính xác cũng như điều kiện làm việc tốt, giảm thiểu các tác động hóa chất và môi trường có hại.

Lưu ý cần biết khi sử dụng

Khi sử dụng nhựa tái chế các bạn cần lưu ý đến một số vấn đề được chia sẻ dưới đây:

  • Không nên sử dụng những vật dụng bằng nhựa để đựng thực phẩm nóng, trừ khi sản phẩm đó được thiết kế riêng biệt để đựng thực phẩm nóng.
  • Không dùng vật dụng bằng nhựa để cho vào lò vi sóng, thay vào đó hãy sử dụng vật dụng bằng thủy tinh, sứ nhé.
  • Nên thay các vật dụng đựng nước mắm, tương chao, dầu ăn, gia vị…bằng các lọ thủy tinh thay vì lọ nhựa.
  • Không tẩy trùng hộp nhựa bằng cách trụng nước sôi hoặc các chất tẩy rửa nồng độ mạnh, bởi các chất độc có thể thôi nhiễm ra bên ngoài. 
  • Không nên chà mạnh lên bề mặt nhựa vì dễ gây ra tình trạng trầy xước, làm nơi trú ẩn cho các loại vi khuẩn.
Lưu ý khi sử dụng nhựa tái chế
Lưu ý khi sử dụng nhựa tái chế

Nhựa tái chế có an toàn không?

Một trong những nội dung mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết về nhựa tái chế là gì hôm nay, chính là vấn đề an toàn của nó. Đáp án cho câu hỏi này là còn TÙY. Bởi như chúng ta vừa tìm hiểu không phải sản phẩm nào được làm từ loại nhựa này cũng an toàn. Điều này còn tùy thuộc vào việc bạn chọn lựa sản phẩm được tạo nên từ loại nhựa nào? Cách thức sử dụng vật dụng bằng nhựa của bạn đã đúng cách chưa?…

Chính vì vậy khi sử dụng đồ dùng bằng loại nhựa này, các bạn cần lưu ý đến những vấn đề mà chúng tôi đã chia sẻ ở phần nội dung trên của bài viết nhé.

Ứng dụng của nhựa tái chế trong đời sống

Nhựa tái chế có tính ứng dụng cao trong đời sống, chúng ta thường bắt gặp nhiều đồ dùng, vật dụng được làm từ loại nhựa này. Cụ thể như sau:

  • Trong đời sống: Trong lĩnh vực đời sống, loại nhựa này chủ yếu được dùng để sản xuất bao bì, đồ gia dụng như: chai nhựa, màng nilon bọc thực phẩm, ống nhựa dẫn nước…
  • Trong xây dựng: Trong lĩnh vực này, nhựa tái chế sẽ được dùng với mục đích nâng cao hiệu suất cách nhiệt, cải thiện tính chất cơ học của bê tông vì lợi ích kinh tế và môi trường…
  • Trong lĩnh vực nguyên vật liệu: Đây cũng là một trong những ứng dụng điển hình của loại nhựa này, nó có thể được dùng với mục đích sản xuất ra các nguyên vật liệu khác như phụ tùng ô tô, tấm phủ ghế, hộp đựng pin, cánh quạt…

Như vậy với những thông tin mà Nguyễn Lộc Plastic chia sẻ có lẽ các bạn đã phần nào hiểu được nhựa tái chế là gì rồi đúng không! Đừng quên liên hệ đến chúng tôi nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về loại nhựa này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *