Mục Lục
Nhựa Plastic là gì? Loại vật liệu này có đặc điểm gì nổi bật? Nhựa Plastic được sử dụng trong những lĩnh vực nào? Là những vấn đề được rất nhiều quan tâm. Thấu hiểu điều đó Nguyễn Lộc Plastic đã thực hiện bài viết dưới đây nhằm cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích. Mời quý vị theo dõi.
Bạn có thể quan tâm:
➢ Nhựa nguyên sinh là gì? Nhựa nguyên sinh có tốt không?
Nhựa Plastic là gì?
Nhựa Plastic (tiếng anh là đúc hình) được biết đến là một loại Polyme nhân tạo có hình dạng và nhiều màu sắc khác nhau. Nó được chế tạo ra bởi Alexander Pakers vào năm 1862. Khi đó loại nhựa này được gọi bằng cái tên Parkesine theo tên người đã tạo ra nó.
Hiện nay người ta nhựa Plastic được cấu tạo từ nhiều gốc phân tử, do đó người ta luôn gọi kèm theo tên Poly nghĩa là nhiều. Ví dụ như Polyvinyl clorua chính là nhựa PVC, polyethylene, …..

Sau nhiều năm, nhựa Plastic đã được Leo Hendirk Backerland đưa vào sản xuất phổ biến. Ngay sau đó đã mở ra một kỉ nguyên mới trong ngành nhựa Plastic. Cho đến ngày nay khi có nhiều vật liệu ra đời những nhựa Plastic vẫn được ưa chuộng với cải tiến thêm nhiều thành phần mới.
Phân loại nhựa Plastic
Dựa vào đặc điểm, nhựa Plastic được phân thành hai loại đó là nhựa nguyên sinh và nhựa tái sinh. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng:
1. Nhựa nguyên sinh
Đây là các loại nhựa được sản xuất từ dầu mỏ và chưa qua sử dụng. Do đó nó được đánh giá là vật liệu có độ tinh khiết cao, không pha thêm chất phụ gia. Cũng chính vì lý do đó mà chúng có giá thành rất cao, thường được ứng dụng để sản xuất những sản phẩm có giá trị. Các loại ống kim tiêm, hộp đựng thuốc đều được sản xuất bằng loại nhựa này.

2. Nhựa tái sinh
Nhựa tái sinh được tái chế từ nhựa nguyên sinh hoặc chính nó, được sản xuất với nhiều quy trình khác nhau. Mặc dù có độ tinh khiết không cao nhưng chúng có giá thành khá rẻ. Loại nhựa này đòi hỏi một quy trình xử lý phức tạp, nghiêm ngặt để có thể tạo ra sản phẩm chất lượng. Nếu không sẽ trở thành nguyên liệu kém chất lượng, không đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Đặc điểm nổi bật của nhựa Plastic
Trong nội dung bài viết “Nhựa Plastic là gì?” chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu những đặc điểm của loại vật liệu này:
1. Thành phần cấu tạo
Nhựa Plastic được chia thành các loại nhựa khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các loại nhựa này thường bao gồm các thành phần như polyme hữu cơ, kết hợp với nito, lưu huỳnh, oxy, cacbon,…
Tùy thuộc vào từng loại nhựa mà sẽ có các thành phần và chất liệu nhựa khác nhau. Trong quá trình sản xuất, nhựa thường được đun chảy hay sử dụng các phản ứng hóa học khác nhau để tạo thành sản phẩm mới. Bên cạnh đó cũng có loại nhựa chỉ sử dụng được duy nhất 1 lần và không thể tái chế.
2. Tính chất
Nhựa Plastic là một nguyên liệu có giá thành khá rẻ, dưới đây là một số tính chất nổi bật của sản phẩm:
➢ Đặc tính cơ học
Tính chất này có ảnh hưởng trực tiếp đế sự xê dịch hay phá vỡ của nhựa do có sự thay đổi về cơ tính giống như một số tải trọng. Nó sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ, lực và thời gian tải được áp dụng hay các ảnh hưởng từ thời tiết như tia cực tím khi sử dụng bên ngoài.
➢ Tính chất vật lý
Đây chính là các chỉ số về trọng lượng riêng, khả năng hấp thụ độ ẩm và chỉ số khúc xạ. Và khối lượng riêng của nhựa sẽ phụ thuộc vào mối liên kết của các chất polyme hoặc khả năng xử lý nhiệt và cơ của nhựa Plastic.
➢ Tính chất hóa học
Một ưu điểm của nhựa Plastic là có thể chống lại sự ăn mòn của các chất hóa học, chống được tình trạng rạn nứt, sứt mẻ hay chịu được sự thay đổi của môi trường. Trong phản ứng chất dẻo với một hóa chất bạn sẽ không thấy hiện tượng rạn nứt hay sự thay đổi bên ngoài về kích thước hay sức nặng của chất dẻo.
➢ Đặc tính về nhiệt
Đây là khả năng chịu nhiệt hay cháy. Thực tế nhựa dẻo sẽ có hệ thống lớn hơn độ giãn nở của nhiều cùng với khả năng cháy. Bên cạnh đó, nó còn nhỏ hơn độ dẫn nhiệt hoặc nhiệt lượng nhỏ hơn các vật liệu khác như kim loại.
➢ Tính chất điện tử
Tính chất điện tử chính là từ tính, nó bao gồm tính dẫn điện, tính cách điện và khả năng cách điện. Nhựa Plastic được đánh giá cao với khả năng cách điện tốt nên được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực điện tử.

Nhựa Plastic có độc không?
Có thể thấy xung quanh chúng ta có rất nhiều đồ vật được làm bằng nhựa. Vậy loại vật liệu này có độc không?
Mức độ độc hại của mỗi loại nhựa là khác nhau và chúng được in rõ trên bao bì của sản phẩm bằng cách ký hiệu bằng số hoặc chữ nằm ở giữa biểu tượng tái chế. Dưới đây là các mức độ độc hại của một một số loại nhựa:
✯ Số 1 – PET
Những đồ dùng bằng nhựa có ký hiệu PET có nghĩa chỉ được sử dụng một lần. Nếu tái sử dụng nhiều lần sẽ làm cho các kim loại nặng hòa tan, cấu trúc hóa học thay đổi làm ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể gây mất cân bằng. Bạn có thể bắt gặp ký hiệu này trên các chai nước khoáng, nước lọc, bao bì sản phẩm.

✯ Số 2 – HDPE
Đây là loại nhựa được đánh giá là an toàn nhất, không gây hại, được ứng dụng để sản xuất các bình đựng sữa, lọ đựng gia vị, và chất tẩy rửa. Ngoài ra nó còn được sử dụng để sản xuất các loại túi nhựa và vật liệu cách nhiệt, ống nhựa.

✯ Số 3 – PVC
Đây là loại nhựa có tính mềm dẻo được ứng dụng để sản xuất các loại bao bì sản phẩm, chai đựng dầu ăn. Tuy nhiên khi sử dụng ở nhiệt độ cao, chúng có sản sinh ra chất độc, do đó bạn chỉ nên sử dụng các đồ dùng làm bằng chất liệu này để đựng các loại thực phẩm dưới 80 độ C.
✯ Số 4 – LDPE
LDPE là loại nhựa dẻo được dùng để sản xuất các đồ hộp thực phẩm đông lạnh… Tuy nhiên cũng giống như nhựa PVC khi sử dụng ở nhiệt độ cao sẽ phóng ra những chất độc hại. Nếu sử dụng ở nhiệt độ phòng hay những nơi có nhiệt độ thì nó vẫn có thể tái sử dụng nhiều lần.

✯ Số 5 – PP
Đặc tính của nhựa PP là nhẹ, có độ bền cao, chúng có màu trắng gần như trong suốt, khả năng chịu nhiệt rất tốt lên đến 100 độ C. Bên cạnh đó nó cũng được đánh giá cao với khả năng chống ẩm tốt, có thể tái sử dụng.
Loại nhựa này thường được ứng dụng để làm các bộ chiết mỹ phẩm, hộp đựng bao bì thực phẩm, ứng dụng trong sản xuất để làm thùng nhựa danpla, tấm nhựa danpla.

✯ Số 6 – PS
Nhựa PS được sử dụng để sản xuất hộp đựng thức ăn nhanh, cốc nước. Mặc dù sản phẩm có khả năng chịu nhiệt cao, tuy nhiên bạn không nên cho chúng vào lò vi sóng. Bởi khi ở nhiệt độ cao, chúng sẽ giải phóng ra các chất độc hại. Ngoài ra cũng không nên dùng nhựa PS để đựng thực phẩm trong thời gian vì nó có tính kiềm rất mạnh.

✯ Số 7 – PC
Nhựa PC là loại nhựa nguy hiểm nhất, bởi nó có khả năng gây ung thư. Do đó loại nhựa này chỉ được dùng để sản xuất vỏ máy tính, điện thoại. Vì độc hại nên loại nhựa này sẽ không được các chương trình tái chế chấp nhận.

Ứng dụng của sản phẩm trong thực tế
Hiện nay nhựa Plastic là nguyên liệu sản xuất được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bởi nó có giá thành khá rẻ, có thể dùng để thay thế cho một số vật liệu khác nhằm tối ưu chi phí sản xuất
1. Nhựa Plastic PE
Người ta sử dụng nhựa PE để sản xuất ra các loại túi xách, thùng can dùng để đựng chất lỏng hay các loại nắp chai lọ. Nó có thể dễ dàng gia công thành nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Tuy nhiên loại nhựa này có nhược điểm là dễ bị hấp thu mùi nên cần phải bảo quản trong điều kiện thích hợp.
2. Nhựa Plastic PP (Polypropilen)
Ưu điểm của nhựa PP là có giá thành rất thấp, bền xé và đứt dễ dàng. Bên cạnh đó nó có thể chịu được nhiệt độ cao lên đến 100 độ C nên rất thích hợp để làm bao bì.
3. Nhựa Plastic PS (Polystyrene)
Là một loại nhựa có độ cứng cao, trong suốt, rất thích hợp để làm các hộp xốp.
4. Nhựa PVC (Polyvinylclorua)
Loại nhựa này được ứng dụng để làm các đoạn dây cáp điện, ống thoát nước, áo mưa, màng nhựa gia dụng. Màng co PVC dùng để bọc lại các thực phẩm khi bảo quản. Vì thời gian lưu hành khá ngắn nên nó thường được sử dụng để đựng rau, hoa quả sống, thịt sống,… Bên cạnh đó tấm nhựa PVC còn được ứng dụng khá nhiều để làm các đồ gia đình và các vật phẩm cho xưởng nội thất,…

Trên đây là những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề ” nhựa Plastic là gì? ” Mong rằng nó sẽ mang lại cho quý vị nhiều kiến thức bổ ích để có thể chọn lựa sản phẩm phù hợp. Quý khách có nhu cầu mua các loại thùng, can nhựa, tank IBC vui lòng liên hệ với Nguyễn Lộc Plastic để được hỗ trợ.
Những kiến thức của bạn thật là bổ ích. Cùng Hợp tác được không