Nhựa PE là gì? Nhựa PE có độc không và dùng để làm gì?

Nhựa pe là gì?” tưởng chừng là câu hỏi đơn giản, nhưng không phải ai cũng biết đáp án chính xác. Chính vì vậy trong bài viết này, Nguyễn Lộc Plastic sẽ cung cấp đến bạn thông tin đầy đủ nhất về loại nhựa này nhé. Mời các bạn cùng tìm hiểu!

Nhựa PE là gì?
Nhựa PE là gì?

Nhựa PE là gì?

PE (viết tắt của Polyetylen) là loại hạt nhựa dẻo hay còn gọi là hạt nhựa PE, có cấu trúc dạng tinh thể biến thiên và thường có màu trắng trong. Tuy nhiên tùy thuộc vào nhu cầu cũng như ứng dụng mà hạt nhựa sẽ được bổ sung thêm màu sắc khác. Loại nhựa này có khả năng chịu nhiệt cao lên đến 230 độ C nhưng thời gian chịu nhiệt lại khá ngắn.

1. Công thức tổng quát

Nhựa PE có công thức cấu tạo là CH2-CH2. Đây là một dạng nhựa kỹ thuật có hợp chất hữu cơ (Poly) gồm nhiều nhóm Etylen CH2-CH2 liên kết với nhau bằng các liên kết Hydro no. Loại nhựa này được điều chế bằng phản ứng trùng hợp các Monome Etylen (C2H4).

Công thức nhựa PE
Công thức nhựa PE

2. Tính chất vật lý hạt nhựa PE

Polyetylen có những tính chất vật lý như sau:

  • Có màu trắng và hơi trong.
  • Không dẫn điện, không dẫn nhiệt.
  • PE là một nhánh của dòng nhựa nguyên sinh, chính vì vậy mà nó không cho nước và khí thấm qua.
  • Nhiệt độ hóa thủy tinh Tg ≈ -100°C và có nhiệt độ nóng chảy Tm ≈ 120°C
Tính chất vật lý hạt nhựa PE
Tính chất vật lý hạt nhựa PE

3. Tính chất hóa học hạt nhựa PE

Cũng tương tự như nhiều loại nhựa khác, nhựa Polyetylen cũng có những  tính chất hóa học riêng. Cụ thể như sau:

  • Không tác dụng với các dung dịch Axit, kiềm, nước Brom và thuốc tím.
  • Trong điều kiện nhiệt độ cao hơn 70°C, Polyetylen hòa tan kém trong các dung môi như: oluen, Xylen, Tricloetylen, Amyl axetat và dầu thông, dầu khoáng,… Ngay cả ở nhiệt độ cao thì loại nhựa này cũng không thể tan trong nước, các loại rượu béo, Axeton, Ete Etylic, Glixerol và các loại dầu thảo mộc.

Phân loại nhựa PE phổ biến hiện nay

Một trong những nội dung mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết về nhựa pe là gì? hôm nay chính là phân loại nhựa. PE hiện nay thường được chia ra thành 8 loại phổ biến dựa vào khối lượng phân tử, tỷ trọng, độ kết tinh cũng như mức độ khâu mạch. Bao gồm:

  • VLDPE (PE có tỷ trọng rất thấp).
  • LDPE (PE có tỷ trọng thấp).
  • LLDPE (PE có tỷ trọng thấp mạch thẳng).
  • MDPE (PE có tỷ trọng trung bình).
  • HDPE (PE có tỷ trọng cao).
  • UHMWPE (PE khối lượng phân tử cực cao).
  • PEX hoặc XLPE (PE khâu mạch).
  • HDXLPE (PE khâu mạch có tỷ trọng cao).
Phân loại nhựa PE
Phân loại nhựa PE

Đặc điểm nhựa PE có gì nổi bật?

Để hiểu hơn nhựa pe là gì chúng ta không thể bỏ qua việc tìm hiểu về đặc điểm của loại nhựa này. Nhựa Polyetylen hiện nay được sử dụng khá nhiều trong đời sống và sản xuất. Vậy PE có những đặc điểm gì nổi bật? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé:

1. Ưu điểm

  • Khả năng chống thấm, chống ẩm tốt.
  • Có khả năng hàn nhiệt đới.
  • Nhựa có khả năng giữ được tính mềm dẻo ngay cả ở điều kiện nhiệt độ thấp. Thậm chí có thể sử dụng ở điều kiện nhiệt độ -58 độ C.
  • Khi điều kiện nhiệt độ thay đổi dẫn đến độ nhớt của nhựa cũng thay đổi. Chính vì vậy mà PE dễ dàng gia công khi chế tác sản phẩm.
  • PE được đánh giá là khá an toàn, không gây độc cho người sử dụng.
  • Giá thành nhựa cũng “mềm” hơn so với các loại nhựa khác.
Đặc điểm nhựa PE
Đặc điểm nhựa PE

2. Nhược điểm

  • Nhựa có khả năng kháng mùi kém.
  • Có tính thấm oxi hóa cao.
  • Có tính kháng dầu mỡ thấp.
  • Nếu nấu chảy trong điều kiện nhiệt độ cao có thể gây ra mùi khó chịu.
  • PE thường có màu đục, do đó những sản phẩm được làm từ loại nhựa này sẽ không có được độ trắng. Muốn cải thiện cần phải làm lạnh nhanh nhựa sau khi đun, nhưng thực tế điều này tương đối khó.

3. Lưu ý khi sử dụng

Mặc dù nhựa PE hiện đang được sử dụng nhiều trong việc sản xuất ra các đồ dùng trong đời sống, nhất là các loại hộp dùng để đựng thức ăn. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn khi sử dụng, các bạn cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây nhé:

  • Tuyệt đối không được cho hộp PE vào lò vi sóng hay hâm nóng. Không dùng để chứa thực phẩm có nhiệt độ trên 110 độ C, cũng như thực phẩm chứa nhiều chất béo. Trừ khi sản phẩm đó được thiết kế chuyên dụng cho việc đựng thực phẩm nóng.
  • Khi vệ sinh hộp đựng có thể dùng nước rửa chén thông thường, sau đó rửa sạch lại với nước. Tuy nhiên không nên dùng nước nóng để rửa, cũng như không sử dụng các chất tẩy rửa nồng độ mạnh.
  • PE có thể hấp thụ mùi, do đó khi bảo quản chai lọ làm bằng loại nhựa này nên bảo quản trong điều kiện không có mùi.
Lưu ý khi sử dụng nhựa PE
Lưu ý khi sử dụng nhựa PE

Nhựa PE có độc không?

Trên thực tế rất nhiều đồ dùng trong cuộc sống hiện nay được làm từ nhựa PE. Chính vì vậy không ít người tỏ ra quan tâm đến việc nhựa Polyetylen có độc không?

Nhìn chung nhựa Polyetylen không độc, tuy nhiên khi sử dụng những đồ dùng được làm từ loại nhựa này các bạn cũng nên lưu ý đến một số vấn đề mà chúng tôi đã chia sẻ ở phần nội dung trên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Thật vậy, các loại tank nhựa làm từ nhựa PE vẫn đang được dùng để đựng nước hay thậm chí nuôi cá rất được ưa chuộng hiện nay.

Trong trường hợp bạn muốn kiểm chứng nhựa có độc hay không, có thể áp dụng bằng cách  dùng kéo cắt một miếng túi đựng thực phẩm cho vào lửa để quan sát. Nếu nhựa không độc sẽ rất dễ cháy, thậm chí sau khi đã kéo ra khỏi lửa thì vẫn còn cháy. Nhưng đối với những loại nhựa có tính độc thì sẽ rất khó cháy, khi bốc cháy thường có khói và có mùi khét lẹt.

Ứng dụng của nhựa PE trong cuộc sống

Một số ứng dụng điển hình của nhựa Polyetylen trong đời sống và sản xuất có thể kể đến như:

  • Sử dụng trong quy trình đùn màng mỏng, sau đó biến đổi thành màng bọc, túi, hoặc bao tải.
  • Loại nhựa này còn có thể được đùn ra dưới dạng lớp phủ lên lớp giấy hoặc giấy bìa.
  • Dùng để sản xuất chai lọ, hộp đựng thực phẩm, thùng nhựa 1000 lít đựng nước, thùng IBC 1000l, thùng đựng hóa chất,…
  • Được dùng dưới dạng màng co, màng căng.
Ứng dụng của nhựa PE trong cuộc sống
Ứng dụng của nhựa PE trong cuộc sống

Như vậy sau khi theo dõi bài viết của Nguyễn Lộc Plastic, chắc hẳn các bạn đã biết nhựa PE là gì rồi đúng không nào. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ có thể giúp các bạn hiểu hơn về loại nhựa này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *