Mục Lục
Bạn đã thực sự nắm được thông tin về chất dẻo là gì chưa? Trên thực tế chất dẻo có tính ứng dụng cao trong đời sống, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Chính vì vậy trong bài viết này, Nguyễn Lộc Plastic sẽ cung cấp đến bạn thông tin chi tiết nhất về chất dẻo. Chúng ta cùng tìm hiểu ngay nhé!

Chất Dẻo Là Gì?
Chất dẻo là một trong những hợp chất được dùng để sản xuất ra nhiều vật dụng trong đời sống và sản xuất.
1. Khái niệm
Chất dẻo còn được gọi là nhựa polyme, đây là hợp chất cao phân tử được dùng để sản xuất ra nhiều loại vật dụng trong đời sống và sản xuất. Nhựa polyme có khả năng bị biến dạng dưới tác dụng lực từ bên ngoài, nhưng khi bị thôi tác dụng lực nó sẽ trở về trạng thái như ban đầu.

2. Lịch sử phát triển
- Theo wikipedia, chất dẻo đầu tiên được làm ra vào năm 1838 là vinyl chloride.
- Tiếp theo đó là chất styrene vào năm 1839, acrylic vào năm 1843 và polyeste vào năm 1847.
- Năm 1869, trong khi tìm kiếm một chất thay thế cho ngà voi, nhà phát minh John Hyatt đã phát hiện ra celluloid với đặc điểm dai và dễ uốn. Chất này đã mở đầu cho cuộc đột phá trong việc triển khai chất tổng hợp mới. Tuy nhiên nó được phát triển mạnh nhất bởi nhà hóa học người Mỹ Leo Baekeland, ông đã khám phá ra phenol formaldehyd vào năm 1909. Với chất này có thể đổ khuôn thành bất kỳ hình dáng nào và nó có mức giá thành rẻ để sản xuất. Khi đó sản phẩm này được Baekeland gọi là Bakelite, là chất tổng hợp đầu tiên được sản xuất với số lượng lớn để sử dụng một cách rộng rãi.
- Đến năm 1933, polyethylene được các nhà nghiên cứu của Imperial Chemical Industries (ICI) gồm Reginald Gibson và Eric Fawcett phát hiện.
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những cải tiến về công nghệ đã dẫn sự bùng nổ các dạng chất dẻo mới, với việc sản xuất hàng loạt bắt đầu diễn ra vào khoảng thập niên 1940 và 1950.
- Polypropylene được Giulio Natta tìm thấy vào năm 1954 và bắt đầu được sản xuất vào năm 1957.
- Những mẫu chất dẻo đầu tiên dạng polymer mới phải kể đến là polystyrene (PS)được BASF sản xuất đầu tiên trong thập niên 1930.
- Polyvinyl chloride (PVC), được tạo ra năm 1872 nhưng được sản xuất thương mại vào cuối thập niên 1920.
- Năm 1954, polystyrene giãn nở (được dùng làm tấm cách nhiệt, đóng gói, và ly tách…) được Dow Chemical phát minh.[4] Việc phát hiện ra Polyethylene terephthalat (PET) đã tạo ra nhiều ứng dụng của Calico Printers’ Association ở Liên hiệp Anh vào năm 1941; nó được cấp phép cho DuPont ở U.S.A và một số quốc gia khác, và là một trong số ít chất dẻo thích hợp cho việc thay thế thủy tinh trong nhiều trường hợp, tạo ra nhiều ứng dụng về chai nhựa ở E.U
Chất Dẻo Gồm Những Gì?
Trong nhựa polyme có nhiều thành phần khác như: chất kết dính (polime), chất độn, chất hoá dẻo, chất rắn nhanh và chất tạo màu, chất bôi trơn,…
- Trong đó chất kết dính được chia ra thành 2 nhóm chính, bao gồm:
– Nhóm những polime trùng hợp (polistiron, polietylen, poliizobutilen, poli metylmentarilat) chủ yếu được sản xuất bằng phương pháp trùng hợp chuỗi.
– Nhóm polime trùng ngưng (fenol – fomandehyt, motrevin – foman dehyt, epoxy, poliamit…) được sản xuất bằng phương pháp trùng ngưng.
- Khi xét về cấu tạo bên trong thì nhựa polyme được phân ra thành 2 mạch bao gồm mạch thẳng và mạch không gian.
- Chất độn sử dụng thường ở dạng bột, sợi và vẩy, đảm nhận vai trò tạo cho chất dẻo có nhiều giá trị hơn như: khả năng bền nhiệt, bền axit và cũng có thể nâng cao độ cứng, tăng độ bền và giảm giá thành cho sản phẩm…
- Chất hóa dẻo được sử dụng với mục đích tăng tính dẻo cho nhựa polyme, trơ về mặt hóa học, ít bay hơi và không độc.
- Chất tạo màu có công dụng mang lại cho nhựa polyme màu sắc nhất định, cũng như nâng cao độ bền màu cho sản phẩm trước tác động của ánh nắng mặt trời.
- Chất xúc tác có công dùng rút ngắn thời gian rắn chắc của chất dẻo.
- Chất ổn định được bổ sung vào hợp chất với mục đích giữ cho cấu trúc và tính chất của hợp chất không bị biến đổi theo thời gian.

Chất Dẻo Có Tính Chất Gì?
Một trong những nội dung nữa mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết về chất dẻo là gì hôm nay, chính là tính chất của nó. Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết nhé:
1. Tính chất vật lý
- Nhựa polyme bình thường là vật liệu dẫn điện kém.
- Chất dẻo bọt và chất dẻo khí dẫn nhiệt còn kém hơn so với chất dẻo bình thường.
- Ít bị mài mòn.
- Có thể nhuộm thành bất kỳ màu sắc nào và có độ bền màu cao.
- Dễ gia công.
- Có khả năng bị biến dạng khi chịu lực tác động từ bên ngoài, nhưng khi thôi tác dụng lực thì hình dáng của nó sẽ trở về trạng thái ban đầu.

2. Tính chất hóa học của chất dẻo
- Nhựa polyme không bị ăn mòn.
- Bền với dung dịch kiềm yếu và axit. Một số nhựa polyme: như polyelilen, poliizobutilen, polistiron , polivinyl clorit có thể bền với các dung dịch axit, muối và kiềm đậm đặc.
Công Dụng Của Chất Dẻo
Do sở hữu nhiều đặc tính nổi bật nên hiện nay nhựa polyme mang đến nhiều công dụng tuyệt vời. Chẳng hạn như:
- Chế tạo vật liệu có thể chịu nhiệt, chịu áp suất tốt. Từ đó nâng cao độ bền và tuổi thọ cho sản phẩm.
- Thay thế các loại vật liệu truyền thống khác như: vải, gỗ, da, kim loại…
Có Mấy Loại Chất Dẻo?
Để hiểu hơn về chất dẻo là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về phân loại của hợp chất này nhé. Việc phân loại nhựa polyme hiện nay có khá nhiều cách, tùy thuộc vào tiêu chí mà chúng ta hướng đến. Cụ thể như sau:
1. Phân loại theo nguồn gốc hình thành
- Polyme thiên nhiên: Đây là loại có nguồn gốc từ thực vật/động vật như: xenlulô, cao su, prôtêin, enzym.
- Polyme tổng hợp: Đây là loại được sản xuất từ các loại monome bằng các phản ứng trùng hợp, trùng ngưng, chẳng hạn như: các loại polyolefin, polyvinylclorit, nhựa fenolformandehit, polyamit…
2. Phân loại theo tính chất
- Nhựa nhiệt dẻo: Là loại nhựa khi được gia nhiệt sẽ hóa dẻo: P, PE, PVC, PS, PC, PET,…
- Nhựa nhiệt rắn: Là loại nhựa mà khi gia nhiệt sẽ trở nên rắn cứng: PF, MF,…
3. Phân loại theo cấu tạo hóa học
- Polyme mạch cacbon: Mạch chính của loại nhựa này là các phân tử cacbon liên kết với nhau.
- Polyme dị mạch: Đối với loại nhựa này thì trong mạch chính của nó ngoài những nguyên tố cacbon còn có các nguyên tố khác như: O, N, S,…như Polyoxymetylen, polyeste, polysiloxan, polyuretan.
4. Phân loại theo cấu trúc
Dựa vào cấu trúc phân tử chúng ta cũng có thể phân biệt được polyme mạch thẳng, polyme mạch nhánh, polyme mạch lưới và polyme mạch không gian.
5. Phân loại theo ứng dụng
- Nhựa thông dụng: Thường được sử dụng với số lượng lớn, giá thành cũng rẻ hơn so với các loại khác như: PP, PE, PS, PVC, PET, ABS,…
- Nhựa kỹ thuật: Là loại nhựa có tính chất cơ lý trội hơn so với nhựa thông dụng và thường được dùng trong các mặt hàng công nghiệp như: PC, PA,…..
- Nhựa chuyên dụng: Đây là các loại nhựa tổng hợp chỉ sử dụng riêng biệt cho từng trường hợp.

Cao Su Có Phải Là Chất Dẻo Không?
Trả lời: Cao su tự nhiên không phải là chất dẻo bởi nó được trích ly từ mủ của cây cao su. Còn cao su tổng hợp là chất dẻo.
Ứng Dụng Của Chất Dẻo Trong Thực Tế
Trong đời sống và sản xuất hiện nay chúng ta thường bắt gặp rất nhiều loại đồ dùng được làm từ nhựa polyme. Cụ thể như sau:
1. Các lĩnh vực trong đời sống
- Trong ngành quảng cáo: Chất dẻo được làm các ấn phẩm như pano, poster, bang rôn, …
- Trong y tế: Được dùng với mục đích làm kim tiêm, mắt kính, các vỏ bọc nhựa…
- Trong đời sống: Chủ yếu được dùng để sản xuất đồ dùng gia dụng như: quần áo, giày dép, bít tất, áo mưa, chén, dĩa, dao…
2. Một số loại chất dẻo thông dụng
Dựa vào phần phân loại mà chúng tôi đã chia sẻ ở nội dung trên, chúng ta sẽ biết được những loại nhựa polyme phổ biến hiện nay là gì. Có thể liệt kê như:
- Nhựa HDPE (high density polyethylene)
- PP (Polypropylen)
- PE (Polyetylen)
- PVC (Polyvinyl Clorua)
- PS (Polystyrene)
- PC (Polycarbonate)
- PET (PolyEthylene Terephthalate)…
3. Ví dụ những vật làm bằng chất dẻo
Trong đời sống hiện nay chúng ta có thể nhận thấy rất nhiều sản phẩm, vật dụng xung quanh chúng ta được làm từ chất dẻo. Chúng ta có thể điểm qua như:
- Thùng nhựa IBC tank, chủ yếu được làm từ nhựa nguyên sinh HDPE được dùng trong việc chứa nước sinh hoạt, chứa hóa chất, dung môi, chất lỏng…
- Chén, đĩa, dao, dĩa…
- Vỏ bọc ghế.
- Áo mưa, chai lọ, bàn chải, nút áo…
- Áo, quần, bít tất, dép…
- Keo dán, dây dù, vải dù…

Ngoài những vật dụng mà chúng tôi chia sẻ, trong đời sống và sản xuất hiện nay còn rất nhiều vật dụng khác được làm từ chất dẻo mà chúng tôi không thể kể tên được hết. Đặc biệt, các mẫu thùng thùng nhựa vuông ibc 1000l dùng đựng hóa chất, nước sinh hoạt hay những ứng dụng phổ biến khác trong thực tế.
Nguyễn Lộc Plastic vừa cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết về chất dẻo là gì? cũng như một số nội dung liên quan đến chất dẻo. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết, có thể giúp các bạn hiểu hơn về hợp chất này.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay vấn đề gì liên quan đến hợp chất này cần được tư vấn, giải đáp hoặc có nhu cầu mua các loại thùng ibc giá rẻ, hãy liên hệ đến chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ các bạn trong thời gian sớm nhất.
➢ Một số sản phẩm làm từ nhựa dẻo mà có thể bạn sẽ quan tâm: